NHIỄM TRÙNG TAI

NHIỄM TRÙNG TAI

Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu thấy bệnh không giảm sau một vài ngày, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Kiểm tra xem liệu đó có phải là nhiễm trùng tai hay không?

Các triệu chứng của nhiễm trùng tai thường khởi phát nhanh, bao gồm:

  • Đau phía trong tai
  • Sốt thường từ từ 38oC trở lên
  • Mệt mỏi
  • Thiếu năng lượng
  • Nghe khó khăn
  • Rỉ dịch taiCảm giác đầy tai hoặc nặng tai
  • Ngứa và kích ứng xung quanh tai
  • Nổi vảy bên trong và xung quanh tai

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai có thể gặp một số triệu chứng:

  • Vò và kéo tai
  • Không phản ứng với một số âm thanh
  • cáu kỉnh hoặc không ngủ được
  • Chán ăn
  • Mất thăng bằng

 Sự khác biệt giữa nhiễm trùng tai giữa và nhiễm trùng tai ngoài

Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa)

Nhiễm trùng tai ngoài (viêm tai ngoài)

Thường xảy ra ở trẻ em Thường xảy ra ở người lớn từ 45 đến 75 tuổi
Do virus gây ra như virus cảm lạnh và cúm Gây ra bởi một chất gây kích thích đường ống tai, như eczema, nước hoặc đeo tai nghe
 Ảnh hưởng đến tai trong (ống nối từ mặt sau của mũi đến tai giữa – ống Eustachian)  Ảnh hưởng đến ống tai (ống  giữa tai ngoài và màng nhĩ)

 

Phương pháp tự điều trị bệnh nhiễm trùng tai

Hầu hết các  nhiễm trùng tai sẽ khỏi sau 2-3 ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Một số khuyến cáo nên và không nên làm để giúp giảm các cơn đau và khó chịu từ bệnh nhiễm trùng tai:

Nên làm

Không nên làm

  • Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen (Trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng Aspirin)
  • Áp khăn  flannel ấm hoặc lạnh vào tai
  • Làm sạch dịch chảy ra bằng cách sử dụng tăm bông

 

  • Dùng bất cứ vật gì như tăm bông hoặc ngón tay đưa vào bên trong tai để loại bỏ ráy tai
  • Để nước hoặc dầu gội đầu vào tai

Hãy tìm tới dược sĩ để được giúp đỡ khi bị nhiễm trùng tai

Hãy đến gặp Dược sĩ nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng tai ngoài. Bạn có thể được khuyên dùng một số loại thuốc nhỏ tai có tính acid để giúp ngăn chặn vi khuẩn hay vi nấm lan rộng.

Đến gặp bác sĩ nếu bạn hay trẻ có các biểu hiện:

  • Sốt cao hơn hoặc cảm thấy nóng và ớn lạnh
  • Đau tai nặng hơn 3 ngày
  • Sưng xung quanh tai
  • Mủ chảy ra từ tai
  • Có dị vật trong tai
  • Mất thính lực hay thay đổi thính lực
  • Những triệu chứng khác như nôn, đau họng nghiêm trọng hay chóng mặt
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng tai
  • Bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim, phổi, thận hay bệnh thần kinh kèm theo.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu, ví dụ như do hóa trị

Những gì xảy ra ở buổi hẹn khám

Bác sĩ thường sẽ sử dụng một cái đèn nhỏ (đèn soi tai mũi họng) để nhìn phía trong tai. Các đèn soi sẽ thổi một luồng khí nhỏ vào tai. Nó giúp kiểm tra những tắc nghẽn bên trong tai, đó có thể là  nguyên nhân của sự nhiễm trùng.

Điều trị từ bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Nhiễm trùng tai giữa

Kháng sinh không phải lúc nào cũng được khuyến cáo cho bệnh nhiễm trùng tai giữa vì bệnh thường tự khỏi sau một thời gian. Kháng sinh có thể được kê đơn nếu:

  • Bệnh không có chuyển biến tốt
  • Bạn và trẻ bị ốm dẫn đến những biến chứng trầm trọng như bệnh xơ nang

Kháng sinh còn được kê đơn nếu trẻ dưới 2 tuổi

Nhiễm trùng tai ngoài

Những thuốc bác sĩ có thể kê đơn để điều trị:

  • Kháng sinh nhỏ tai – để trị nhiễm khuẩn
  • Steroid nhỏ tai – để giảm sưng
  • Thuốc chống nấm nhỏ tai – để trị nhiễm nấm
  • Kháng sinh viên nén – nếu nhiễm khuẩn nặng

Nếu bạn có có một nốt nhỏ hay nhọt trong tai, bác sĩ có thể sử dụng kim đâm thủng nốt nhọt để lấy mủ ra.

Thuốc nhỏ tai có thể không có tác dụng nếu bạn sử dụng không đúng cách

Cách sử dụng thuốc nhỏ tai:

  • Loại bỏ mủ hoặc chất bẩn có trong tai bằng tăm bông.
  • Làm ấm lọ thuốc nhỏ tai bằng tay của bạn, nếu nhỏ dung dịch lạnh vào tai có thể khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
  • Nằm nghiêng một bên để tai đối diện với miệng chai thuốc, từ từ nhỏ thuốc vào tai.
  • Nhẹ nhàng kéo tai để các giọt thuốc ngấm vào bên trong.
  • Giữ yên trong 5 phút để các giọt thuốc không chảy ra ngoài.

Phòng ngừa nhiễm trùng tai

Không phải lúc nào bạn cũng có thể phòng ngừa được nhiễm trùng tai, đặc biệt là nhiễm trùng tai giữa gây ra bởi cảm và cúm.

Các biện pháp giúp phòng tránh nhiễm trùng tai giữa:

  • Đảm bảo rằng trẻ đã được tiêm đầy đủ vaccine
  • Bảo vệ trẻ khỏi môi trường khói bụi
  • Cố gắng không cho trẻ sử dụng núm vú cao su sau khi chúng được 6 tháng tuổi

Các biện pháp giúp phòng tránh nhiễm trùng tai ngoài:

  • Không sử dụng tăm bông hay ngón tay ngoáy vào tai
  • Sử dụng nút tai hay mũ bơi để bảo vệ tai khi bơi
  • Cố gắng không để nước và dầu gội vào tai khi tắm
  • Điều trị những triệu chứng có khả năng ảnh hưởng đến tai, như là chàm hay dị ứng với máy trợ thính

 

Nhóm dịch: SVD2. Hồ Nhật Linh; Lê Thị Mỹ Duyên – SVD3. Hồ Ngọc Lan Anh – SVD4. Lương Minh Nhật; Phạm Thị Như Quỳnh.

Hiệu đính: DS. Nguyễn Ngọc Vũ Nam

Nguồn: https://www.nhs.uk/conditions/ear-infections/