PHÁT HIỆN KHÁNG SINH DIỆT KHUẨN THEO CƠ CHẾ MỚI
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một nhóm kháng sinh mới. Có khả năng tấn công vi khuẩn theo một cơ chế đặc biệt. Và có tiềm năng ứng dụng trên lâm sàng để chống lại tình trạng kháng kháng sinh.
Corbomycin mới được tìm thấy gần đây có cơ chế tiêu diệt vi khuẩn. Bằng cách ức chế chức năng của vách tế bào vi khuẩn. Phát hiện này xuất phát từ nhóm kháng sinh Glycopeptides được sản xuất bởi vi khuẩn đất.
Corbomycin tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương, với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) dao động trong khoảng 0.5 – 4 μg/mL – tức là có hiệu lực tác dụng tương đương với Vancomycin.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được hợp chất mới. Có hoạt tính cũng như cơ chế tác dụng tương tự Corbomycin thuộc nhóm kháng sinh mới này là Complestatin.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên chuột cho thấy nhóm kháng sinh mới này có thể ngăn chặn nhiễm trùng do Staphylococcus aureus kháng thuốc – nhóm vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Trên các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với các mầm bệnh có liên quan đến lâm sàng . Cho thấy nhóm kháng sinh này có hoạt tính chống lại một số chủng đề kháng cao như MRSA (Tụ cầu vàng đề kháng methicillin) và DRSA (Tụ cầu vàng đề kháng daptomycin) (MIC = 0.5–2 μg/mL). Đáng chú ý hơn, nhóm kháng sinh mới này còn có tác dụng trên chủng VRE (Enterococcus đề kháng vancomycin).
Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature.
Beth Culp – tác giả nghiên cứu đầu tiên, tiến sĩ về khoa học y sinh và hóa sinh tại McMaster cho biết: “Vi khuẩn có một vách bao quanh bên ngoài tế bào giúp cho vi khuẩn giữ được hình dạng và sự sống.”
“Một số kháng sinh như Penicillin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp vách tế bào. Nhưng nhóm kháng sinh mà chúng tôi tìm thấy hoạt động bằng cơ chế ngược lại – là ngăn chặn vách tế bào bị phá vỡ. Điều này rất quan trọng trong việc phân chia tế bào.”
“Để tế bào vi khuẩn phát triển thì phải phân chia và nhân lên. Nếu ngăn chặn sự phá vỡ của vách tế bào hoàn toàn, thì giống như bị giam giữ trong nhà tù và không thể nhân lên hoặc phát triển được.”
Thông qua nhóm kháng sinh Glycopeptide, các nhà khoa học đã nghiên cứu các gen mà thiếu những cơ chế kháng thuốc đã biết với ý tưởng chúng có thể là một loại kháng sinh có khả năng chống lại vi khuẩn theo một cơ chế khác.
Culp cho biết: “Chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng nếu bộ gen của các kháng sinh này khác nhau thì có thể cơ chế tiêu diệt vi khuẩn cũng khác nhau”.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng vách tế bào vi khuẩn là nơi hoạt động của các loại kháng sinh mới này bằng cách sử dụng các kỹ thuật hình ảnh tế bào kết hợp với Yves Brun và cộng sự của ông ở Đại học Montréal.
Culp cho biết: “Có thể áp dụng cách tiếp cận này cho các loại kháng sinh khác, tìm ra những kháng sinh mới có cơ chế hoạt động khác nhau. Chúng tôi đã tìm thấy một kháng sinh hoàn toàn mới trong nghiên cứu này. Nhưng kể từ đây, chúng tôi tìm thấy một vài kháng sinh khác cùng nhóm có cùng cơ chế mới này. “
Nhóm nghiên cứu dưới hướng dẫn của giáo sư Gerry Wright. Thuộc Trung tâm phát hiện kháng sinh David Braley tại Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Michael G. DeGroote tại McMaster.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện nghiên cứu sức khỏe Canada và Quỹ nghiên cứu Ontario.
Biên tập và Người dịch:
Nguyễn Văn Dũng – SVD4B Trường Đại học Y Dược Huế
Thái Thị Thu Hiền – SVD4A Trường Đại học Y Dược Huế
Hiệu đính:
Võ Thị Quỳnh Nhi – SVD5A Trường Đại học Y Dược Huế
Nguồn:
[2] Tạp chí Nature: “Evolution-guided discovery of antibiotics that inhibit peptidoglycan remodeling” . DOI: https://doi.org/10.1038/s41586-020-1990-9